Mô tả chi tiết công việc của một nhân viên QA

Mô tả chi tiết công việc của một nhân viên QA

15:08 - 25/11/2020 | 1120

QA (Quality Assurance) có nhiệm vụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống, quy trình sản xuất của công ty theo một chuẩn mực chất lượng. Quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế … cho đến khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng và bán hàng, tiêu thụ trên thị trường, chăm sóc khách hàng.

Tuyển dụng vị trí leader, trưởng phòng cần tiêu chí về năng lực, kỹ năng như thế nào?
Lí do khiến bạn ngại chuyển việc
Khi nào bạn nên thôi việc?
Mô tả chi tiết công việc của chuyên viên tài chính
Mô tả chi tiết công việc của lập trình viên

Mặc dù bạn đã từng nghe nhiều đến việc làm nhân viên QA nhưng chưa hẳn đã biết công việc cụ thể của vị trí này là gì. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, vieclam247pro.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô tả chi tiết công việc của một nhân viên QA để bạn đảm nhận việc làm này tốt nhất.

Nhiều người thường hay lầm tưởng giữa QA và QC là một, đều là giám sát về chất lượng. Nhưng tính chất công việc của họ lại hoàn toàn khác nhau. Cần phải lưu ý rằng QA là đảm bảo chất lượng ở cấp quy trình. Mặc dù mục đích cuối cùng là duy trì chất lượng của sản phẩm cuối cùng nhưng QA không liên quan đến việc đo lường hoặc kiểm tra sản phẩm sau khi đã được hoàn thành - đây là nhiệm vụ của của QC (Quality Control). Thay vào đó, QA chủ yếu tập trung vào các khía cạnh như kiểm tra nguyên liệu thô, giám sát quá trình sản xuất, kiểm tra tài liệu chuyên môn và thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. Đây cũng là một trong những phương pháp để bạn phân biệt QA và QC.

 Mô tả chi tiết công việc của một nhân viên QA

Tùy thuộc vào loại sản phẩm được sản xuất và yêu cầu của mỗi công ty, Công việc của một nhân viên QA có thể bao gồm những công việc như:

  1. Kiểm tra các quy trình trong nhà máy để đảm bảo chúng tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn cả bên trong và bên ngoài.
  2. Kiểm tra và cập nhật tài liệu chuyên môn.
  3. Thúc đẩy cải tiến liên tục các quy trình cốt lõi để đảm bảo duy trì chất lượng và tính hiệu quả trong sản xuất.
  4. Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng các nguyên tắc nhằm đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất.
  5. Đào tạo và hỗ trợ nhân viên QA chưa có kinh nghiệm về các quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.
  6. Đào tạo nhân viên sản xuất về các quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.
  7. Phát triển các tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho doanh nghiệp.
  8. Duy trì bộ tài liệu đảm bảo chất lượng.
  9. Kiểm tra quy trình, thực hiện các bước so sánh với tiêu chuẩn đã được xác định từ trước.
  10. Phân tích các thông số để tìm ra điểm chênh lệch so với tiêu chuẩn ban đầu.
  11. Phối hợp với khách hàng và nhà cung cấp để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng.
  12. Cùng các bên liên quan xem xét nguyên nhân và khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra lỗi.

Với những thông tin trên vieclam247pro.vn hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn muốn tìm hiểu và lựa chọn ngành QA để phát triển sự nghiệp. Chúc các bạn thành công.