Cảm ơn, xin lỗi và khen ngợi: Ba từ thần chú nơi công sở
16:35 - 24/08/2020 | 901
Dân ta có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu nói tự xa xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Lời hay ý đẹp không mất tiền mua vậy tại sao phải chọn những câu nói mỉa mai cay nghiệt làm buồn lòng người khác?
Cảm ơn, xin lỗi và khen ngợi giống như ba từ thần chú mang lại thành công trong giao tiếp nơi công sở. Vậy sử dụng ba thần chú đó như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu? Cùng vieclam247pro.vn phân tích nhé!
Lí do khiến bạn ngại chuyển việc
Khi nào bạn nên thôi việc?
Mô tả chi tiết công việc của chuyên viên tài chính
Mô tả chi tiết công việc của lập trình viên
Trong cuộc sống nói chung và trong công sở nói riêng, nói lời cảm ơn, xin lỗi và khen ngợi mang một giá trị rất lớn. Biết cảm ơn, xin lỗi và khen ngợi đúng lúc không chỉ giúp bản thân mỗi người thanh thản, nhẹ nhõm, được yêu mến mà còn mang lại cho người nghe một thông điệp đầy ý nghĩa. Đó là nét đẹp văn hóa trong ứng xử, là hành động cần thiết trong mối quan hệ giao tiếp của mỗi người.
Xem thêm: 5 điều không nên nói nơi công sở kẻo rước họa vào thân
Một số bí quyết giúp bạn tạo mối quan hệ với đồng nghiệp
- Lời cảm ơn
Ai cũng đều biết rằng, khi người khác làm giúp mình một điều gì đó, cần phải có lời cảm ơn. Khi ta nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, cấp trên hãy nói lời cảm ơn, họ sẽ thấy tự hào về hành động của bản thân, thấy ta là người biết điều. Đây cũng chính là lời động viên để họ tiếp tục giúp đỡ người khác. Khi lời cảm ơn được nói ra, cả người nhận lẫn người nói đều cảm thấy giá trị của bản thân mình được đề cao, chỉ với 2 từ nhỏ bé ấy nhưng chứa đựng bao điều lớn lao. Vậy mới thấy lời cảm ơn xuất hiện thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi, có tác động tích cực đến hành vi của chúng ta, với mọi người, với cuộc sống. Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng, không chỉ rèn luyện đức tính quan tâm, biết ơn người khác mà còn quan trọng trong việc xây dựng, gìn giữ các mối quan hệ. Từ việc nhỏ bé như mở cửa giúp khi bạn đang ôm đồ cồng kềnh, hỏi bạn có muốn uống cafe không cho đến việc lớn hơn như phụ giúp công việc khi bạn quá tải, giúp bạn giải quyết công việc khi bạn ốm... Nếu bạn không nói lời cảm ơn người giúp bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì lòng tốt của họ không được đền đáp dù chỉ bằng một câu nói.
Không chỉ nói cảm ơn khi được giúp đỡ, ngay cả khi được động viên, khen ngợi bạn cũng nên cảm ơn. Vì suy cho cùng thì động viên, an ủi hay khen ngợi cũng nhằm mục đích cổ vũ tinh thần bạn làm bạn có động lực để phấn đấu. Đó cũng chính là giúp bạn.
- Lời xin lỗi
Khi làm việc gì tổn thương, tổn hại tới người khác (dĩ nhiên là cái tổn thương không cố ý), ta cần xin lỗi. Chỉ với 2 từ xin lỗi, những mâu thuẫn, xích mích hay một cơn tức giận cho dù có lý hay vô lý đều dễ dàng được xoa dịu, phút chốc cũng sẽ được xóa tan một cách diệu kỳ, khiến mọi người trở nên gần gũi và thân thiết hơn.
Bạn vô tình va vào người khác khiến họ khó chịu nhưng khi nghe bạn nói xin lỗi họ sẽ nói không có gì. Bạn vô tình làm lỏng ổ điện khiến máy tính đồng nghiệp bị tắt, dữ liệu đang làm bị mất. Họ sẽ cảm thấy rất bực bội vì mất công làm lại. Nếu bạn không xin lỗi họ sẽ có thể nhịn không nói bạn nhưng sau đó sẽ là sự xa lánh, không ưa. Nhưng nếu bạn thành khẩn xin lỗi và đề nghị làm lại trả họ nếu có thể thì họ lại dễ dàng bỏ qua cho bạn mà không thấy ấm ức trong lòng.
- Lời khen ngợi
Khen ngợi là kỹ năng quan trọng trong kỹ năng giao tiếp. Chúng ta thường tiết kiệm lời khen mà không biết rằng nó góp phần không nhỏ đến việc ảnh hưởng đến người khác. Lời khen ngợi chân thành sẽ giúp cho mối quan hệ với mọi người phát triển tốt hơn. Về mặt tinh thần, theo một nghiên cứu của Mỹ, khi chúng ta nghe lời khen, một chất được gọi là dopamine được sản sinh ra trong bộ não của chúng ta. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh, và nó liên quan với những cảm xúc của niềm vui, niềm tự hào, sự hài lòng, và hạnh phúc. Ai cũng mong muốn được khen ngợi và cảm thấy được đánh giá cao. Đó là một nhu cầu rất thật của mỗi người. Làm thế nào để lời khen ngợi đạt hiệu quả cao nhất? Bạn hãy lưu ý những điều dưới đây:
- Sự chân thành: Khi bạn khen ngợi ai đó, điều rủi ro nhất là người nhận nghi ngờ rằng bạn đang xun xoe tâng bốc để đạt được mục đích nào đó. Vậy nên bạn hãy khen ngợi một cách thật nhất với thành tích của người khác, không đưa nó lên quá cao. Thái độ, cảm xúc, lời nói chân thành sẽ giúp lời khen của bạn chạm vào tim người được khen.
- Đúng thời điểm: Lời khen đúng lúc là bạn phải khen ngay lập tức. Nhanh như chớp, bạn hãy khen ngợi người ta ngay khi họ vừa hoàn thành một chiến công. Trong chớp mắt, giống như một phản xạ vô điều kiện, hãy nói “ Bạn thật tuyệt vời!” Đừng lo họ không tin bạn. Bởi khoảnh khắc thành công khiến cho họ có cảm giác bay bổng trước những lời khen ngợi. Khen cũng cần đúng thời điểm thì mới phát huy tác dụng và không gây tác dụng phụ bạn nhé! Ví dụ có hai người đồng nghiệp của bạn một người vừa đạt thành tích tốt, một người thất bại. Hãy đợi lúc không có người thất bại ở đó và ý tứ khen người đạt thành tích. Nếu không bạn sẽ trở thành người vô ý tứ, mỉa mai châm chọc người kia. Và sau đó hãy an ủi người kia bằng một câu khích lệ như “tôi biết bạn đã cố gắng rất nhiều, lần sau may mắn hơn nhé”.
Khen trước khi phê bình cũng là một nghệ thuật để xoa dịu sự tự ái. Ví dụ bạn đang muốn phê bình cấp dưới không đạt hiệu quả trong dự án mới bạn hãy thử bắt đầu bằng câu “Tôi biết bạn đã cố gắng, nỗ lực nhưng...” bạn sẽ không trở thành một người sếp tồi trong mắt nhân viên.
- Cách dùng từ để khen: Ở trên tôi khuyên bạn nên khen chân thành, chân thật nhưng cũng cần lựa chọn tình huống nhé! “Đối với một cô gái tròn trịa thì em làm việc khá là nhanh!” đó là một lời khen nhưng lại chứa đựng trong sự chê bai “cô gái thừa cân”. Nghe xong lời khen ngợi không những không vui mà còn bực mình và muốn xả vài câu vào mặt người khen. Bạn chỉ cần thay đổi câu nói thành “Em làm việc thât là nhanh” vậy là đủ rồi. Hoặc với một thành tích nhỏ thay vì nói “bạn làm tốt đấy” bạn lại nói như thể đồng nghiệp vừa cứu cả thể giới “bạn quá giỏi, quá xuất sắc”. Khi đó bạn sẽ bị gán vào tội tâng bốc đồng nghiệp cho coi.
Thế đấy, giá trị và sự kỳ diệu của lời cảm ơn, xin lỗi và khen ngợi thật sự rất tuyệt vời. Nó là biểu hiện của nét văn hóa trong ứng xử của người biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác; chính là chất keo vô hình gắn kết mọi người lại với nhau, là liều thuốc quý chữa bệnh “cái tôi” trong mỗi người. Mỗi chúng ta nên thực hành văn hóa cám ơn, biết xin lỗi và khen ngợi đúng lúc, bạn sẽ trở thành “đồng nghiệp quốc dân” trong công sở. Huy vọng bài viết của vieclam247pro.vn sẽ mang lại lợi ích cho bạn!