Mô tả công việc vị trí Quản trị mạng - Network Administrator

Mô tả công việc vị trí Quản trị mạng - Network Administrator

10:43 - 14/10/2020 | 2074

Trong thời đại công nghệ số ngày nay hầu hết các thiết bị công nghệ hầu hết được gắn kết với nhau thông qua hệ thống Internet, do đó vai trò của nhân viên quản trị mạng ngày càng được coi trọng. Nghề quản trị mạng đang ngày càng “hot”, được sự quan tâm lớn của các bạn trẻ khi lựa chọn ngành nghề bởi nó mang lại thu nhập cao, không bị lỗi thời và cơ hội việc làm rộng mở.

Tuyển dụng vị trí leader, trưởng phòng cần tiêu chí về năng lực, kỹ năng như thế nào?
Lí do khiến bạn ngại chuyển việc
Khi nào bạn nên thôi việc?
Mô tả chi tiết công việc của chuyên viên tài chính
Mô tả chi tiết công việc của lập trình viên

Hãy cùng vieclam247pro.vn tìm hiểu quản trị mạng là gì, làm những công việc gì và yêu cầu công viêc là gì thông qua mô tả công việc vị trí Quản trị mạng - Network Administrator dưới đây nhé!

Hiện nay các ngành công nghiệp trên toàn thế giới đều sử dụng mạng máy tính để phục vụ cho việc kinh doanh của họ. Và các mạng máy tính đó cần một người quản trị viên có thể tiếp cận và xử lý các sự cố của máy tính. Quản trị mạng được định nghĩa là các công việc quản trị mạng lưới bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu định ra.

Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị mạng phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của Website đơn vị. Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể, chuyên môn hóa như quản trị mạng chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ. Tuỳ vào đặc thù của mỗi lĩnh vực mà các công việc cụ thể có sự giống và khác nhau. Nhưng các đầu việc nói chung của một Quản trị mạng - Network Administrator bao gồm:

- Quản lý, duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của đường dây mạng.

- Đảm bảo tính bảo mật tối đa đối với hệ thống mạng.

- Xử lí khi hệ thống mạng gặp vấn đề. Đề xuất và sắp lịch sửa chữa, bảo trì mạng LAN / WAN.

- Nâng cấp, cài đặt và troubleshoots mạng kết nối, mạng thiết bị phần cứng và phần mềm.
- Duy trì kiểm kê thiết bị và dự phòng cũng như các tài liệu hoạt động nhà cung cấp.
- Phát triển và tiêu chuẩn hệ thống tài liệu cho các thiết bị máy tính và mạng.

Mô tả công việc vị trí Quản trị mạng - Network Administrator

Mỗi ngành nghề, mỗi vị trí công việc đều có những yêu cầu riêng đảm bảo sự phù hợp, quản trị mạng cũng vậy. Ví dụ quản trị mạng cần sự nhanh nhạy, đa nhiệm có thể giải quyết nhiều công việc cùng một lúc nhưng bạn lại là người chỉ có thể tập trung giải quyết một việc thì thật sự không phù hợp với công việc này. Yêu cầu về kỹ năng, kỹ thuật đối với quản trị mạng là:

- Bằng Cao Đẳng trong lĩnh vực công nghệ thông tin liên quan, Bằng Cử nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin liên quan.
- Chứng chỉ/ chứng nhận: Kỹ sư hệ thống Microsoft Certified (MCSE); Microsoft Certified System Administrator (MCSA); Mạng Cisco Certified Associate (CCNA)

- Xử lý và bảo mật thông tin / tài liệu.
-  Khả năng giao tiếp và bằng văn bản một cách chuyên nghiệp.
-  Kinh nghiệm hỗ trợ ưu tiên, triển khai và / hoặc quản lý mạng như Microsoft Windows Active Directory.
- Làm việc tốt trong trường hợp độc lập hoặc làm việc nhóm.
- Kỹ năng phân tích chuyên sâu.

Một vấn đề rất cần thiết cho các bạn đang định hướng làm về quản trị mạng cần phân biệt được sự khác nhau giữa Network Engineer và Network Administrator

Hai thuật ngữ “network engineer” và “network administrator” được sử dụng thay thế cho nhau là một nhầm lẫn thường gặp. Vì cả hai thuật ngữ thuộc về cùng một nền tảng nhưng có một số khác biệt trong vai trò công việc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 3 điểm khác biệt.

+ Network engineer thiết kế và phát triển hệ thống mạng. Trong khi đó, network administrator chịu trách nhiệm duy trì mạng sau khi được phát triển.

+ Network engineer khắc phục sự cố mạng và network administrator thực hiện các chương trình bảo mật bằng phần cứng và phần mềm.

+ Bằng cử nhân khoa học tự nhiên (B.S) hoặc Thạc sĩ khoa học tự nhiên (M.S) ngành Khoa học Máy tính, Kỹ thuật hoặc Lập trình là cần thiết đối với network engineer. Tuy nhiên, đối với network administrator, rất nhiều tổ chức, công ty thích bằng cấp và chứng chỉ bổ sung như Cisco, Juniper, Microsoft và Red Hat

Hy vọng những thông tin vieclam247pro.vn cung cấp sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về những công việc mà một quản trị mạng phải làm, những kĩ năng, kiến thức cần có để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn và công việc sắp tới.