Mô tả công việc vị trí Kiến trúc sư
15:17 - 27/10/2020 | 755
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng liên tục về nhu cầu thẩm mỹ cao của con người đối với không gian sống, làm việc và vui chơi giải trí. Trước tình hình đó, cùng với những lợi thế đầy tiềm năng, ngành kiến trúc đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn của thời đại mới. Từ việc thiết kế các không gian, mô hình xây dựng cho đến nghiên cứu bố trí và sắp đặt không gian một cách hài hòa đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về kiến trúc.. Bạn có đang quan tâm đến công việc kiến trúc sư không?
Lí do khiến bạn ngại chuyển việc
Khi nào bạn nên thôi việc?
Mô tả chi tiết công việc của chuyên viên tài chính
Mô tả chi tiết công việc của lập trình viên
Cùng vieclam247pro.vn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến mô tả công việc vị trí kiến trúc sư bạn nhé!
Xem thêm: Mô tả công việc vị trí kiến trúc sư quy hoạch
Trước tiên, ta cần hiểu rõ ngành kiến trúc sư là gì. Hiểu một cách đơn giản, ngành kiến trúc là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức, cấu trúc của một công trình và cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại,… của con người. Kinh tế xã hội phát triển, sự đô thị hoá, bùng nổ về xây dựng là các yếu tố thúc đẩy ngành kiến trúc phát triển. Nhu cầu nhân lực trong ngành kiến trúc và các lĩnh vực liên quan cũng trở nên rất cấp thiết. Vì vậy, cơ hội việc làm đối với ngành kiến trúc là vô cùng hấp dẫn với mức lương cao. Kiến trúc sư là 1 trong 7 ngành nghề hot nhất hiện nay. Nhấn “Mô tả công việc kiến trúc sư” lên trang tìm kiếm bạn sẽ nhận được hơn 37 triệu kết quả trong vòng 0.49 giây đủ để thấy sức hấp dẫn của ngành này. Nếu bạn học ngành kiến trúc, bạn có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn tại các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,… Bên cạnh đó, làm việc trong ngành kiến trúc đồng nghĩa với việc bạn có nhiều cơ hội để tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc.
Sau đây là mô tả công việc chung cho vị trí kiến trúc sư:
- Giám sát dự án từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành để đảm bảo thiết kế chất lượng, sáng tạo và mang tính thực tiễn cao.
- Gặp gỡ khách hàng để bàn về mục tiêu, nhu cầu và ngân sách của dự án.
- Chuẩn bị và trình bày các đề xuất thiết kế, bao gồm bản vẽ chi tiết tòa nhà, dự án sửa chữa hay khôi phục đã hoàn thành.
- Gặp các chuyên gia xây dựng và khách hàng để bàn về tính khả thi của bản thiết kế.
- Xác định nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng dự án.
- Tạo bản kế hoạch chi tiết và hình ảnh bằng phần mềm CAD.
- Làm việc với nhà thầu, chuyên viên khảo sát và các kỹ sư xây dựng để lên lịch thi công và đưa bản thiết kế vào thực tế.
- Đảm bảo tất cả công trình được tiến hành theo các tiêu chuẩn đặc thù, quy định của luật xây dựng, các hướng dẫn và quy định.
- Điều phối công việc giữa nhiều nhà thầu khác nhau.
Mỗi ngành nghề, mỗi vị trí công việc đều có những yêu cầu riêng đảm bảo sự phù hợp, kiến trúc sư cũng vậy. Một số yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết cho công việc này là:
- Bằng cử nhân chuyên ngành Kiến trúc
- Kiến thức về công nghệ xây dựng.
- Kiến thức về quy chuẩn xây dựng.
- Kỹ năng giao tiếp bằng hình ảnh.
- Kỹ năng vẽ.
- Khả năng làm việc với các thiết kế 3D.
- Khả năng tư duy sáng tạo, thẩm mỹ tốt
- Kỹ năng giao tiếp bằng cả lời nói và văn bản tốt.
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng.
Kiến trúc đang rất phát triển và có tiềm năng trong nền kinh tế hiện nay. Nếu bạn đã hiểu rõ về công việc và có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên, thì bạn có thể tự tin theo đuổi ngành kiến trúc sư sôi động này với mức thu nhập cao.
Các bạn sinh viên mới ra trường, mới đi làm hầu hết bị stress và than phiền rằng những cái được học chẳng liên quan gì đến những cái phải làm, hoặc kiến thức với thực tế quá xa vời. Đó cũng chính là lí do các bạn mới ra trường, không có kinh nghiệm sẽ khó xin việc và lương thấp hơn so với người đã có kinh nghiệm. Hy vọng những thông tin vieclam247pro.vn cung cấp sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về những công việc mà một kiến trúc sư phải làm, những kĩ năng, kiến thức cần có để có sự chuẩn bị tốt nhất cho tương lai.