Giải đáp những câu hỏi khi phỏng vấn xin việc thất bại

Giải đáp những câu hỏi khi phỏng vấn xin việc thất bại

09:09 - 17/07/2020 | 807

Bạn đã từng đi phỏng vấn xin việc chưa? Bạn đã rải bao nhiêu hồ sơ vào các công ty? Bạn thành công và thất bại bao nhiêu lần? Tôi đã từng là một sinh viên mới ra trường đi tìm việc làm, cũng đã  từng nghỉ chỗ cũ đi tìm việc chỗ mới. Trong hai tâm thế đó, dù một là mới ra trường chưa có kinh nghiệm, một là đã có kinh nghiệm rồi thì tôi cũng vẫn nếm mùi thất bại khi phỏng vấn. Sau mỗi lần đó, hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu tôi và cho đến bây giờ khi đã trở thành nhà tuyển dụng tôi mới có thể trả lời được.

Tuyển dụng vị trí leader, trưởng phòng cần tiêu chí về năng lực, kỹ năng như thế nào?
Lí do khiến bạn ngại chuyển việc
Khi nào bạn nên thôi việc?
Mô tả chi tiết công việc của chuyên viên tài chính
Mô tả chi tiết công việc của lập trình viên

phỏng vấn xin việc làm

Sinh viên ra trường với một lòng nhiệt huyết, quyết tâm tìm được việc làm phù hợp, tôi rải hồ sơ xin việc khắp mọi nơi xa gần, công ty to nhỏ, việc đúng hay không đúng chuyên ngành…Phỏng vấn thất bại rất nhiều đến nỗi tôi đã nản và tìm một công việc phổ thông để làm. Một câu hỏi lớn đặt ra trong đầu: “Tại sao tôi trượt phỏng vấn?”. Lí do thì rất nhiều nhưng cơ bản là những điều sau đây:

- Không có kinh nghiệm, chưa đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.

Nhiều tin tuyển dụng ghi không yêu cầu kinh nghiệm nhưng khi bạn đến phỏng vấn lại bị chê không có kinh nghiệm gì. Nghe có vẻ lố bịch nhưng không hề lố bịch. Bạn tốt nghiệp loại xuất sắc nhưng bạn có biết sử dụng máy photo không? Có biết thay mực máy in không? Bạn đã thành thạo tin học văn phòng chưa? Đó đều là những kĩ năng tưởng chừng nhỏ nhưng lại rất cần thiết. Chưa kể bạn sẽ khó hòa nhập môi trường công sở cả về giao tiếp, quan hệ, thực hiện nội quy, cách thức và tốc độ làm việc. Hầu hết các bạn đều có sức chịu áp lực kém, hay than thở và dễ nản lòng.

- Không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc.

Tôi đã từng phỏng vấn một bạn ứng viên chưa đầy 2 phút vì trong phần giới thiệu bản thân cô ấy nói lí do thôi việc làm là họng bị viêm mãn tính không thể nói nhiều mà vị trí tôi đang tuyển là Telesale. Mách bạn một điều rất quan trọng là cần phải đọc kĩ và cân nhắc yêu cầu của nhà tuyển dụng. Dù là những yêu cầu có vẻ nhỏ và không liên quan lắm nhưng tùy vào vị trí, tính chất đặc điểm công việc làm hay cả yếu tố mà công ty đang thiếu theo từng thời điểm mà nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc đưa vào phần yêu cầu công việc. Ví dụ vị trí hay phải tiếp xúc, làm việc với nhiều người cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, ngoại hình ưa nhìn; vị trí thủ kho yêu cầu sử dụng excel tốt, nhà gần kho để khi nhập hàng có thể đến nhanh bất cứ lúc nào; nhân viên hành chính cần phải cẩn thận, tỉ mỉ, nền tính…Nếu bạn đọc kĩ yêu cầu để xem bản thân có đáp ứng được hay không thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn và tránh lãng phí thời gian cả hai bên.

- Thái độ không tích cực, kiêu căng.

Với một sinh viên mới ra trường chưa có kỹ năng, kinh nghiệm thì điều quan trọng nhất gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng chủ yếu là ở thái độ. Các bạn có sức trẻ, có nhiệt huyết, có thời gian, có sự năng động sáng tạo, không ngại khó ngại khổ sẵn sàng học hỏi… Ấy vậy mà tôi đã phỏng vấn cơ số những bạn ăn nói không chừng mực, đòi hỏi quá nhiều nghĩ bản thân mình là “hàng hiếm có khó tìm”. Không một nhà tuyển dụng nào muốn tuyển người không biết mình đang ở đâu, cần gì.

phỏng vấn xin việc làm

Khi đã trở thành một nhà tuyển dụng tôi rút ra tiếp được một số lí do nữa mà trước đó không thể lí giải được.

- Người được chọn là người phù hợp nhất không phải người giỏi nhất.

Khi bạn cảm thấy mình đủ kinh nghiệm, đủ kiến thức, kỹ năng, hoàn toàn đáp ứng tất cả yêu cầu của nhà tuyển dụng, cuộc phỏng vấn cũng rất tốt nhưng mình vẫn trượt thì đây chính là lí do. Người phù hợp nhất là gì? Bạn muốn mức lương 10 triệu người khác chỉ 8 triệu, bạn không thể đi công tác xa vì có con nhỏ người khác có thể, bạn đặt mục tiêu nghề nghiệp phải vươn lên vị trí lãnh đạo nhưng công việc bạn đang phỏng vấn không thể cho bạn điều đó… Vô vàn những lí do khiến bạn không hợp nên đừng vội chán nản hay trách móc bản thân.

- Không có gì là tuyệt đối, trong đó có sự công bằng.

Bạn được nhận hay không là do quyết định của nhà tuyển dụng. Mà mỗi cá nhân lại có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Nếu may mắn, bạn gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng thì điều đó có thể khỏa lấp những chỗ bạn thiếu, yếu, không phù hợp. Họ thích điều gì đó ở bạn ví dụ ngoại hình, cách nói chuyện, giọng nói…Dân gian ta có câu “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Khi họ đã yêu mến bạn thì bạn nói, bạn làm gì họ cũng thấy vừa lòng hơn người khác. Vậy cho nên có thể bạn thất bại là do bạn kém may mắn chút thôi.

Hy vọng bài viết của tôi sẽ giúp ích được các bạn. Còn rất nhiều công việc khác phù hợp hơn đang đợi bạn. Đăng nhập ngay vieclam247pro.vn để tạo CV miễn phí và tìm kiếm công việc làm mơ ước nhé! việc làm việc làm