Chọn học nghề hay học đại học?
11:14 - 05/08/2020 | 657
“Chọn học nghề hay học đại học?” câu hỏi được đặt ra rất nhiều mỗi khi mùa thi đến. Tại sao lại phải băn khoăn đến thế? Cùng vieclam247.vn phân tích để có lựa chọn phù hợp nhất nhé!
Lí do khiến bạn ngại chuyển việc
Khi nào bạn nên thôi việc?
Mô tả chi tiết công việc của chuyên viên tài chính
Mô tả chi tiết công việc của lập trình viên
“Chọn học nghề hay học đại học?” câu hỏi được đặt ra rất nhiều mỗi khi mùa thi đến. Tại sao lại phải băn khoăn đến thế? Cùng vieclam247.vn phân tích để có lựa chọn phù hợp nhất nhé!
Nếu bạn là thế hệ đầu của 9x chắc cũng không xa lạ với hình ảnh cả họ mở tiệc ăn mừng nếu có con em đỗ đại học, được vinh danh trên loa phát thanh của xã, được lên đình làng lễ “vinh quy bái tổ”…Đại học là niềm mơ ước của biết bao bạn trẻ, khi cánh cửa đại học mở ra cũng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện để bạn trẻ học tập, trải nghiệm và thành công hơn. Vậy nên họ phải vào đại học bằng mọi giá. Thế nhưng với thực tế hiện nay, đại học trở nên phổ cập, tấm bằng đại học không còn giá trị như trước nữa thì không phải là con đường duy nhất mang lại thành công cho các bạn. Đại học xét cho cùng chỉ là một trong vô số các lựa chọn mà thôi. Vẫn biết là vậy, nhưng sao áp lực đại học trong mỗi mùa thi cử lại căng thẳng kinh khủng đến như vậy? Không chỉ các sĩ tử lo lắng mất ăn, mất ngủ đến các bậc phụ huynh cũng không khỏi bồn chồn, ngày đêm mong ngóng. Tuy nhiên, thị trường lao động hiện nay lại đang khát nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề chứ không phải là lao động chuyên môn có trình độ đại học. Tất cả điều đó buộc chúng ta phải nhìn nhận,suy ngẫm lại: Chọn học nghề hay học đại học?SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÓ CÔNG VIỆC TỐT SAU KHI RA TRƯỜNG THỜI DỊCH COVID?
Những con số thống kê cho thấy nước ta đang mất cân đối giữa lực lượng có trình độ khoa học tốt nghiệp đại học trở lên và những người thợ có tay nghề cao. Nếu như ở châu Âu, trung bình cứ 1 lao động có trình độ đại học, sẽ có 3 lao động trình độ cao đẳng và 10 công nhân kỹ thuật. Ở Việt Nam, 1 đại học, 1 cao đẳng và 1 công nhân kỹ thuật. Rất nhiều cử nhân, thạc sỹ sau khi ra trường không xin được việc làm buộc phải làm những công việc trái với ngành nghề mà mình đã học. Có người kiên trì hơn nữa thì tiếp tục đăng ký học nghề để có một công việc ổn định. Như vậy, có không ít sinh viên lãng phí mất bao thời gian, công sức của mình và tiền bạc theo đuổi ước mơ đại học rồi lại bắt đầu từ vạch xuất phát. Giá như trước đây họ cân nhắc kỹ hơn, lựa chọn con đường đi phù họp với khả năng, điều kiện của mình, hợp với nhu cầu của xã hội thì có lẽ sự nghiệp của sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Thất nghiệp, thiếu việc làm đang là một vấn đề nan giải của xã hội. Và như vậy, chuyện sinh viên tốt nghiệp đại học, có bằng thac sỹ trong tay vẫn chịu cảnh thất nghiệp, đi làm công nhân cũng là chuyện bình thường, dễ hiểu trong thời kỳ hiện nay.Xem thêm Hành chính nhân sự - Nghề khó nhất trong các nghề
Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong số nguyên nhân cơ bản của thực trang trên là do tình trạng tuyển sinh ồ ạt, dễ dãi làm mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng nguồn lao động trí thức, không cân đối, điều chỉnh được thị trường cung-cầu” lao động. Công tác giáo dục, tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp ở các cấp chưa được chú trọng và thực hiện tốt. Phần lớn các nhà trường chỉ tập trung định hướng cho các em vào khoảng thời gian thi tốt nghiệp THPT. Đối với các thí sinh, các em chưa có đầy đủ mọi nguồn thông tin về ngành nghề, trường mình theo đuổi, đôi khi các em chọn theo phong trào. Thế nên mới có chuyện sinh viên sau khi đỗ đại học, vào đại học được một thời gian mới biết mình chọn sai ngành nghề, đến khi tốt nghiệp đại học không kiếm được việc,phải di làm công nhân. Điều này gây lãng phí thời gian, công sức của các em, tốn kém tiền bạc cho gia đình, không sử dụng đúng nguồn nhân lực cho xã hội.Tham khảo thêm Tuyển dụng xuất khẩu lao động 2021
Chúng ta phải thống nhất với nhau về quan điểm, cách nghĩ rằng đại học không phải con đường duy nhất để thành công trong cuộc sống và không nhất thiết cứ phải vào đại học mới có thể trở thành người có ích cho xã hội. Cuộc đời luôn mở rộng cánh cửa cho tất cả những ai có ý chí và nghị lực vươn lên. Đại học cũng là một trong số nhiều con dường để bạn lụa chọn mà thôi. Hãy lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp, con đường tạo cho bạn nhiều hứng thú hơn là áp lực. Sau khi tốt nghiệp phổ thông ngoài lựa chọn thi vào đại học, bạn trẻ có thể lựa chọn học nghề, đi lao động trực tiếp, buôn bán kinh doan. Tất cả những lựa chọn đó đều có thể mang lại sự thành công. Điều quan trọng là trong mỗi công việc chúng ta phải dành hết tâm huyết, nỗ lực vì nó khẳng định được mình, không phải dựa dẫm vào cha mẹ hay bất kỳ ai, có như vậy mới bền vững. Với quan niệm trọng chữ, trọng danh và trọng người có học thức của văn hóa Việt Nam nói riêng sẽ là nhân tố thúc đẩy lòng ham học thành tài, tạo động lực cho xã hội phát triển và tiến bộ. Tuy nhiên cần phải xem xét thực tế về năng lực của từng bạn, nhu cầu của thị trường lao động. Nếu khả năng của bạn ở mức trung bình, trung bình khá thì nên lựa chọn học nghề để đảm bảo khi ra trường có việc làm, có thu nhập. Ngược lại năng lực khá, giỏi và tùy vào mục tiêu, định hướng của bản thân có thể lựa chọn học nghề hay học cao đẳng, đại học theo ý muốn.Tham khảo thêm Tuyển dụng xuất khẩu lao động 2021
Thiết nghĩ, mục đích cuối cùng của việc học cũng chỉ để làm người có ích cho xã hội,có công việc ổn định, có nghề nghiệp mưu sinh và có con đường để phát triển. Vì vậy không cần quan tâm đến định kiến xã hội, không cần quan tâm đến hư danh hão vì chẳng ai nuôi bạn, chẳng ai cho không bạn cái gì. Nếu đang có nhu cầu tìm việc, truy cập ngay vieclam247pro.vn để lựa chọn công việc phu hợp nhé bạn!